Gỗ công nghiệp là thuật ngữ chỉ một chất liệu được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa vụn gỗ và keo hóa chất. Có thể nói, đây là một giải pháp khá hiệu quả và hay ho khi tận dụng được tối đa lượng gỗ tự nhiên khai thác và hạn chế tình trạng lãng phí gỗ
Bên cạnh các món đồ nội thất gỗ tự nhiên vẫn còn một chất liệu khác với giá thành rẻ hơn mà vẻ đẹp lại không hề kém cạnh, chính là gỗ công nghiệp. Giờ đây các gia chủ yêu nội thất gỗ nhưng lại e ngại về giá thành đắt đỏ của gỗ tự nhiên thì hoàn toàn có thể trải nghiệm thử chất lượng của gỗ công nghiệp. Bởi nó cũng có những ưu điểm cạnh tranh rất đáng để cân nhắc. Nếu bạn muốn biết đó là gì, hãy cùng Nhà đẹp Newhouse tìm hiểu ngay dưới bài viết dưới đây nhé !
Gỗ công nghiệp là thuật ngữ chỉ một chất liệu được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa vụn gỗ và keo hóa chất. Có thể nói, đây là một giải pháp khá hiệu quả và hay ho khi tận dụng được tối đa lượng gỗ tự nhiên khai thác và hạn chế tình trạng lãng phí gỗ.
Gỗ công nghiệp được gọi với tên quốc tế là Wood - Based Panel. Hiện nay, nó được ứng dụng rất nhiều trong làm nội thất, đặc biệt là nội thất hiện đại. Hướng đến đối tượng khách hàng là đại chúng, mức độ bình dân.
Thành phần gỗ công nghiệp hiện nay chia làm hai thành phần cơ bản là : Cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.
Gỗ công nghiệp
Cốt gỗ là yếu tố quan trọng và chủ yếu tạo nên độ bền cho sản phẩm nội thất. Vì vậy các gia chủ nên lựa chọn kỹ càng trước khi thi công để tránh tình trạng “Tiền mất, tật mang”. Dưới đây là một số cốt gỗ công nghiệp phổ biến :
- Cốt gỗ ván dăm MFC : Được tạo nên từ các cành cây, nhánh cây, thân cây gỗ rừng trồng…chúng được nghiền nát thành dăm và trộn với keo để ép thành các tấm ván với những độ dày khác nhau ( 9 ly, 12 ly, 15 ly…). Loại cốt này có đặc điểm là không mịn và thường được dùng để làm bàn làm việc, các loại tủ.
- Cốt gỗ MDF : Cũng giống với cốt gỗ ván dăm, MDF được tạo thành nhờ việc nghiền nát các cành cây thành bột rồi trộn với keo đặc chủng. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây, chính là MDF mịn hơn ván dăm MFC, sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của cốt gỗ này cho thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường. Nhờ vậy mà giá thành của cốt gỗ ván mịn MDF cũng đắt đỏ hơn so với ván dăm.
- Cốt gỗ ván ép HDF : Bột gỗ phải được nghiền nát từ vụn gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối ( Đã qua quy trình luộc và sấy khô trong nhiệt độ cao 1000 độ - 2000 độ C ). Sau đó kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng cho gỗ, chống mối mọt và được ép dưới áp suất cao khoảng 850 - 870 kg/cm2. Cuối cùng được định hình thành tấm gỗ HDF.
- Cốt gỗ dán : Được tạo ra từ gỗ tự nhiên lạng mỏng thành tấm ván gỗ 1mm, sau đó đổ chất kết dính và xếp chồng các ván gỗ lên nhau. Nhờ vậy mà nó tạo cho loại cốt gỗ này ưu điểm không bị co ngót, nứt gãy trong điều kiện thông thường và thời tiết ẩm ướt.
Cốt gỗ công nghiệp có nhiều loại
Để tạo nên vẻ đẹp cho gỗ công nghiệp, người ta dán lên cốt gỗ một lớp dán chuyên dụng hoặc sơn lên bề mặt gỗ. Hiện nay, trên thị trường có 5 loại bề mặt như sau :
- Bề mặt Melamine : Hay còn gọi là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày mỏng chưa đến 0,1mm và được dùng để phủ lên cốt gỗ. Ưu điểm nổi bật là đa dạng về màu sắc, tươi tắn, có thể sử dụng rộng rãi cho văn phòng, nhà ở…Nhược điểm là chịu ẩm và chống nước tương đối kém.
Bề mặt Melamine
- Bề mặt Laminate : Loại bề mặt này tương tự như Melamine nhưng dày hơn, dao động khoảng 0.5 - 1 mm. Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami nhờ vậy được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả,vách ngăn văn phòng…
Bề mặt Laminate
- Bề mặt Vinyl : Là một loại bề mặt nhựa tổng hợp được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ có độ dày theo tiêu chuẩn: 0,12mm / 0,18mm / 0,2 mm. Vinyl thường được sử dụng để kết hợp cùng Laminate và trên thị trường hiện nay chỉ có nội thất Fami là sử dụng nhiều loại vật liệu này.
Bề mặt Vinyl
- Bề mặt Veneer : Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được bóc ly tâm thành những lát dày từ 0.3mm đến 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ khác nhau trung bình khoảng 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô. Ưu điểm của loại bề mặt gỗ này là dễ thi công, chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên và dễ tạo những đường cong theo như ý của gia chủ.
Bề mặt Veneer
Gỗ công nghiệp được sử dụng làm nội thất hiện đại khá phổ biến bởi nó có những đặc tính vô cùng tiện nghi cho người sử dụng. Và đó cũng là nguyên nhân mà gỗ công nghiệp lại được ưu tiên khi lựa chọn vật liệu làm nội thất hiện đại.
- Độ bền cao và ít bị cong vênh : Khi thi công nội thất gỗ công nghiệp, khách hàng có thể yên tâm sử dụng mà không lo bị mối mọt, cong vênh hay nứt gãy. Gỗ công nghiệp bền bỉ bởi nó được tạo thành sau một loạt quá trình xử lý phức tạp. Sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thông thường có tuổi thọ trung bình từ 15 đến 20 năm, đây là một con số thật sự rất ấn tượng.
- Vẻ đẹp hiện đại đặc trưng : Nhờ công nghệ hiện đại ngày nay, gỗ công nghiệp được sản xuất và mô phỏng với vẻ đẹp và độ tinh tế giống tới 80% so với gỗ tự nhiên giúp mang lại sự sang trọng và thanh lịch cho không gian sống. Màu sắc của các sản phẩm gỗ công nghiệp khá đa dạng bởi bề mặt phủ một lớp sơn tươi tắn và bằng phẳng giúp mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Thuận tiện cho quá trình thi công : Nội thất từ gỗ công nghiệp với đặc tính nhẹ, dễ kết dính các sản phẩm khác phía trên. Nhờ đó thời gian thi công sản phẩm nhanh gọn, các thao tác vận chuyển và lắp đặt cũng dễ dàng hơn nhiều.
- Giá thành hợp lý : Gỗ công nghiệp có giá thành vừa phải, rẻ bằng một nửa, thậm chí là 1/4, 1/5 lần so với gỗ tự nhiên. Vì vậy nó phù hợp với hầu hết các hộ gia đình.
Nội thất gỗ công nghiệp rẻ mà đẹp
Vách đầu giường
Bàn ghế gỗ công nghiệp
Giường ngủ
Tủ bếp
Trên đây là một số thông tin về gỗ công nghiệp và ứng dụng của nó trong thiết kế nội thất hiện đại. Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế hoặc thi công, vui lòng liên hệ hotline để được chuyên viên của Newhouse hỗ trợ nhé !
CTT5-8 Khu đô thị Kiến Hưng Luxury, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội
Email: nhadepnewhouse.vn@gmail.com
Hotline: 0962 752 688